1. Chơi game có hại cho mắt
Những ai thuộc thế hệ 8x ắt sẽ nhớ những ngày tháng bị cằn nhằn vì ngồi suốt bên máy tính, dẫn đến việc mắt mờ, có hại cho mắt. Thời đó, trong suốt thời gian sử dụng chiếc màn hình to bự của máy tính, chúng ta luôn phải có một chiếc kính mờ lắp vào phía trước che toàn bộ màn hình để bảo vệ cho mắt, hạn chế ánh sáng của màn hình máy tính.
Từ đó, nhiều bậc phụ huynh vẫn cho rằng máy tính nói chung và game nói riêng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cận thị mà quên mất rằng TV có trước máy tính hàng thập kỷ.
Cận là do chơi game?
Phải nhìn nhận công bằng hơn rằng thực tế học sinh hiện tại, không cần biết có sử dụng máy tính hay không, đều rất dễ bị cận. Thói quen ngồi học hay đọc sách không đúng tư thế, môi trường học tập không đủ tiêu chuẩn… cũng gây nên tình trạng hại cho mắt, không phải chỉ máy tính hay game.
Cứ thử làm một điều tra nho nhỏ, tìm 100 học sinh bị cận và khảo sát xem bao nhiêu % trong số đó có chơi game thì sẽ biết ngay nguyên do chính gây hại cho mắt đến từ đâu.
2. Chơi game sẽ thành tội phạm
Tại châu Âu, có rất nhiều vụ xử án khá hài hước, những tên tội phạm cướp xe xong ra tòa bảo rằng mình bị mộng du và tưởng đang chơi các game bạo lực như GTA. Chính các vấn đề này đã bị báo chí thổi phồng quá mức, và truyền thông tại châu Á cứ đem về và trở thành tin giật gân.
Grand Theft Auto – series game được đánh giá có mức độ bạo lực cao
Cần phải hiểu rằng, báo chí Châu Á không hiểu hết về tình hình của nơi xảy ra những vụ hài hước đấy. Đó chỉ là cái lí do để tội phạm tìm sự khoan hồng trong luật pháp của các nước phương Tây, vốn là mảnh đất màu mỡ cho những việc như trên.
Tại Việt Nam, rất nhiều báo chí cũng vu chụp các hành động bạo lực đều xuất phát từ game online. Nhưng thực tế, một người từng chơi game, xong phạm tội, thì chắc gì đó là do hệ lụy từ game online? Phim, tranh ảnh, sách báo bạo lực hiện tại rất dễ tiếp cận hơn cả việc chơi game.
Một ví dụ cụ thể về việc gán ghép bạo lực với game
Và trong bất kỳ trò chơi nào cũng có 2 phe thiện ác, nếu game thực sự có sự ảnh hưởng mạnh mẽ như thế, ắt hẳn có rất đông người cũng vì game mà ra đường “hành hiệp trượng nghĩa” chứ không thờ ơ vô cảm như xã hội hiện tại.
3. Máy tính gây nhiễm xạ
Một quan điểm về sức khỏe có phần hơi thái hóa của các bậc phụ huynh. Đến chiếc điện thoại hàng hiệu còn có thể gây nổ bất ngờ, thì bất kỳ một thiết bị điện tử nào cũng có rủi ro của nó. Báo chí truyền thông đăng đầy những bài viết về tác hại của chiếc điện thoại di động đối với não người, vậy tại sao không cấm con em mình dùng điện thoại quá nhiều?
Kể cả, đến mức mà gây nhiễm xạ cho người dùng thì những hãng thiết kế máy tính ắt đã bị chính phủ buộc phải dẹp tiệm.
4. Chơi game sẽ suốt đời F.A
Nhiều phụ huynh vẫn cằn nhằn rằng chơi game suốt ngày thì làm sao có thể tìm được người yêu, thế thì làm sao mà lấy vợ sinh con.
Cặp vợ chồng Đài Loan cưới theo phong cách World of Warcraft
Thực tế thì đây là một quan điểm khá lạc hậu. Game cũng là một thú vui trong cuộc sống, giống như xem film hay nghe nhạc. Nếu không chơi game, thời gian ấy người khác có thể thưởng ngoạn phim ảnh hay nghe nhạc, xét về độ “tiêu tốn thời gian”, chưa chắc cái nào hơn cái nào. Người xem phim hay nghe nhạc vẫn có thể tìm được người yêu, thì người chơi game chắc chắn cũng có thể sắp xếp được thời gian cho cuộc sống thật của mình.
Một điều nữa là, rất nhiều game thủ đã có gia đình, chưa kể những cặp đôi đã và đang được tác hợp nhờ game. Như vậy thì F.A ở chỗ nào?
5. Chơi game sẽ gây nghiện
Nhiều phụ huynh, bị tác động bởi báo chí, vẫn cho rằng game là “ma túy số”. Rất nhiều báo chí không am hiểu vấn đề này vẫn thừa dịp tát nước theo mưa. Và do đó, cái quan niệm ấy ngày một chồng chất.
Chơi game sẽ bị nghiện?
Game cũng như một ly rượu ngon. Uống rượu điều độ hàng ngày 1-2 ly sẽ tốt cho sức khỏe, và chính các bác sĩ cũng khuyến cáo như vậy. Dĩ nhiên lạm dụng rượu sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Game cũng vậy. Biết chơi game một cách điều độ sẽ có nhiều niềm vui, còn lạm dụng ắt sẽ có hại. Bản chất vẫn sự việc vẫn chỉ là sử dụng nó một cách hợp lý, thay vì tìm cách cấm đoán.